Ngày 06/11, Ủy ban châu Âu tuyên bố đã chính thức mở một cuộc điều tra đối với AliExpress, công ty thuộc sở hữu của Alibaba (Trung Quốc), về việc tuân thủ Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU. Đạo luật này nhằm mục đích chống lại sự tràn lan của hàng hóa và nội dung bất hợp pháp trên Internet.
Ủy ban châu Âu muốn xác minh việc AliExpress có lập kế hoạch tuân thủ nghĩa vụ của mình để đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, đặc biệt liên quan đến việc phân phối hàng hóa bất hợp pháp như thuốc giả. AliExpress có thời hạn đến ngày 27/11 để phản hồi yêu cầu điều tra.
Gần đây, EU đã mạnh tay áp dụng các biện pháp mới để chống lại ảnh hưởng của các công ty công nghệ lớn, bao gồm DSA và Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số. Những luật này áp đặt hạn chế và giám sát nghiêm ngặt đối với hoạt động của những gã khổng lồ Internet. DSA có hiệu lực từ tháng 8/2023 đối với 19 nền tảng công nghệ lớn (như AliExpress, Facebook và Instagram...) có hơn 45 triệu người dùng hàng tháng ở châu Âu.
Trước đó, EU đã tiến hành các cuộc điều tra về Meta, TikTok và X, yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về cách các nền tảng này chống lại thông tin sai lệch. Những nền tảng có thể bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu nếu vi phạm.
Trưởng thanh tra kỹ thuật của EU, Thierry Breton, nhấn mạnh rằng DSA không chỉ nhằm chống lại thông tin sai lệch và phát ngôn kích động hận thù trên mạng. Đạo luật này cũng nhằm mục đích loại bỏ các sản phẩm bất hợp pháp hoặc không an toàn được bán ở EU thông qua các thị trường điện tử, bao gồm các loại thuốc và dược phẩm giả mạo với số lượng ngày càng tăng được bán trực tuyến.
DSA yêu cầu các nhà bán lẻ trực tuyến xác minh danh tính của người bán trước khi cho phép họ hoạt động trên nền tảng của mình và sớm ngăn chặn những kẻ lừa đảo. Các trang thương mại trực tuyến có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi thiệt hại từ các sản phẩm do người dùng mua không phù hợp hoặc nguy hiểm.
Một báo cáo năm 2022 của Europol và Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh châu Âu đã cảnh báo về sự gia tăng số lượng hàng giả vào EU dưới dạng bưu kiện nhỏ. Báo cáo cho biết: “Sự gia tăng đáng kể này là do sự tăng trưởng của thị trường mua bán trực tuyến”.
(theo Securitylab)
" alt=""/>AliExpress thiệt hại lớn do các biện pháp chống hàng giả mới của châu ÂuBộ chỉ số DBI gồm 2 bộ chỉ số thành phần là bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa; bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn.
Trong đó, bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các tiêu chí chung, hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này đánh giá toàn diện mức độ chuyển đổi số theo 7 trụ cột chính: Định hướng chiến lược; trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh; chuỗi cung ứng; hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu; quản lý rủi ro và an toàn thông tin mạng; nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự; con người và tổ chức.
Dựa vào phản hồi của người tham gia đánh giá, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được cụ thể hóa theo các cấp độ, từ cơ bản đến đang phát triển, phát triển, nâng cao và dẫn đầu.
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn gồm các tiêu chí đánh giá nâng cao để các doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thông qua tư vấn viên thuộc Mạng lưới tư vấn viên được công nhận giữa 2 Bộ TT&TT và KH&ĐT thực hiện đánh giá. Các tiêu chí được xây dựng ở mức độ nâng cao, bám sát vào các hoạt động của doanh nghiệp lớn, có tính hệ thống để đánh giá mức độ chuyển đổi số.
Cấu trúc bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được chia thành 6 trụ cột khách hàng, chiến lược, công nghệ, vận hành, văn hóa và dữ liệu, với tổng số 25 nhóm tiêu chí, 140 tiêu chí thành phần.
Các doanh nghiệp quy mô vừa được khuyến khích sử dụng bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn để đánh giá, từ đó có góc nhìn sâu hơn để thực hiện chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp lớn.
Cũng trong đề án mới phê duyệt, Bộ TT&TT còn xác định rõ 5 nhóm nội dung sẽ tập trung thời gian tới, đó là: Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số doanh nghiệp; xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; bồi dưỡng, tập huấn về bộ chỉ số DBI; tổ chức, quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động của mạng lưới tư vấn doanh nghiệp chuyển đổi số; triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển đổi số.
Theo Đề án, Cổng thông tin mạng lưới tư vấn viên ngành TT&TT được xây dựng tại địa chỉ dbi.gov.vn (cổng DBI) để đăng ký, công nhận tư vấn viên; quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động của các tổ chức, cá nhân thuộc Mạng lưới tư vấn viên ngành TT&TT; cung cấp thông tin về Mạng lưới tư vấn viên và công cụ hỗ trợ tư vấn viên, doanh nghiệp đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp. Cổng DBI sẽ kết nối và đồng bộ dữ liệu trực tuyến với Cổng thông tin và cơ sở dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa chỉ digital.business.gov.vn, theo khuôn khổ các nội dung thỏa thuận giữa Bộ TT&TT và Bộ KH&ĐT.
Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT) là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án trong các ngành, lĩnh vực và tại các địa phương; đồng thời là đầu mối phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ KH&ĐT để triển khai nội dung thỏa thuận phối hợp công tác giữa 2 Bộ về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Vụ Kinh tế số và Xã hội số cũng được giao chủ trì xây dựng công cụ và hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; phối hợp với các đơn vị có hạ tầng và đội ngũ quản trị hệ thống, đảm bảo vận hành và duy trì hoạt động 24/7 cho cổng DBI, đồng thời đảm bảo hiệu quả và tối ưu trong khai thác sử dụng tài nguyên; định kỳ rà soát, sửa đổi, cập nhật, bổ sung các tiêu chí, chỉ số thành phần cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở tổng kết thực tế triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số tại các doanh nghiệp...
Bộ TT&TT đề nghị Bộ KH&ĐT giao Cục Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Vụ Kinh tế số và Xã hội số để hướng dẫn các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại các địa phương.
Trước đó, như VietNamNetđã thông tin, trong khuôn khổ phiên họp chuyên đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực” của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số vào ngày 30/8, Bộ KH&ĐT và Bộ TT&TT đã ký kết biên bản thỏa thuận phối hợp công tác về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế số, với 8 nội dung phối hợp chính.
Với chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số - SMEdx do Bộ TT&TT chủ trì triển khai từ cuối năm 2021, tính đến hết ngày 13/10, đã có hơn 1 triệu lượt doanh nghiệp tiếp cận chương trình; số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng của chương trình là 171.170.
Các nghị sĩ DPP cố gắng chống lại hành động của phe đối lập, dẫn đến cảnh hỗn loạn và ẩu đả. Những phóng viên có mặt tại nghị trường đã ghi lại được cảnh tượng các nhà lập pháp thượng cẳng chân, hạ cẳng tay hay ném lòng lợn vào nhau.
![]() |
Cảnh hỗn loạn giữa nghị trường. Ảnh: AP |
![]() |
Một nghị sĩ đối lập ném lòng lợn về phía đối thủ. Ảnh: Reuters |
Theo hãng tin AP, rắc rối bắt đầu từ khi chính quyền của nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 8 thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn và thịt bò Mỹ từ tháng 1/2021. Động thái được coi là một trong những bước đầu tiên hướng tới khả năng đàm phán một hiệp định thương mại song phương với Mỹ.
![]() |
Ảnh: AP |
![]() |
Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên, quyết định đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ cả đảng đối lập và một bộ phận không nhỏ người dân vì lo ngại an toàn thực phẩm. Họ lập luận rằng, chính sách mới cho phép nhập khẩu thịt lợn có chứa ractopamine, một chất phụ gia giúp tăng tỉ lệ tạo nạc trong thịt, ở mức chấp nhận được.
Trong khi cả Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đều cấm sử dụng ractopamine trong chăn nuôi. Bản thân nước Mỹ cũng cấm dùng chất phụ gia này ở thịt bò cách đây 30 tháng.
Hôm 21/11, hàng nghìn người đã tuần hành ở Đài Bắc để phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt nói trên từ Mỹ.
Tuấn Anh
Bắc Kinh vừa tiến hành tập trận gần Eo biển Đài Loan và đưa ra những lời cảnh báo gay gắt khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ tới thăm hòn đảo.
" alt=""/>Tranh cãi về thịt lợn Mỹ, các nghị sĩ Đài Loan hỗn chiến giữa họp